Đau răng khôn đem đến nhiều phiền toái, hàm răng trở nên đau nhức dữ dội khiến bạn khó ăn uống, làm hao hụt lượng dưỡng chất cần bổ sung cho cơ thể. Vậy nhổ răng khôn có nguy hiểm không? Hãy tìm câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!
Khi nào nên nhổ bỏ răng khôn?
Răng khôn là chiếc răng thường mọc ở độ tuổi từ 18 – 25 tuổi nên trong khi mang bầu, bạn rất dễ mọc răng. Do là chiếc răng mọc cuối cùng của khung hàm nên hay xuất hiện hiện tượng răng không đủ chỗ mọc sẽ mọc lệch, mọc ngầm gây ra triệu chứng đau răng cùng nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Khi răng khôn mọc gây biến chứng đau, nhiễm trùng, u nang ảnh hưởng đến các răng lân cận. Hay răng mọc ngầm không đâm ra được gây hiện tượng lợi trùm, hôi miệng… Răng mọc đâm chỉa ra má gây sưng tấy… thì các trường hợp này hầu hết đều được chỉ định nhổ bỏ.
Mọc răng khôn khi mang thai phải làm gì?
Nếu mọc răng khôn khi mang thai thì việc chụp phim, gây tê, sử dụng thuốc giảm đau và thực hiện nhổ răng là điều không nên vì có thể gây nhiễm trùng huyết ảnh hưởng đến thai nhi. Mang thai là giai đoạn nhạy cảm, đặc biệt là những tháng đầu và cuối thai kỳ. Do đó, bất cứ tác động mạnh nào răng miệng cũng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Lúc này, bác sĩ thường khuyên bạn nên áp dụng các phương pháp giảm đau, chống viêm sưng khi mọc răng khôn tại nhà như:
– Súc miệng bằng nước muối ấm: Nước muối ấm có tác dụng sát khuẩn giảm đau rất tốt, khi răng bị đau nhức bạn nên áp dụng phương pháp này sẽ giảm thiểu cơn đau hiệu quả.
– Chườm đá lạnh: Đá lạnh có tác dụng gây tê tạm thời và giảm sưng rất tốt, bạn nên lấy 1 ít đá bỏ vào khăn để chườm vào mặt, nơi bị sưng.
– Đắp dưa chuột: Bạn chỉ cần cắt vài lát dưa chuột để vào mặt răng, quanh nướu khoảng 30 phút, sẽ giúp các cơn đau giảm và thưa dần.
Trong trường hợp cấp thiết cần phải thực hiện nhổ răng khôn khi đang mang thai thì thời điểm thích hợp nhất là từ tháng thứ 4. Tuy nhiên, việc nhổ răng sẽ cần phải được cả bác sĩ sản khoa và nha khoa thăm khám cụ thể mới đưa ra chỉ định an toàn nhất cho cả người mẹ và thai nhi.