Răng khôn là chiếc răng mọc sau cùng trên cung hàm, khi các răng khác đã ổn định vị trí đầy đủ. Ngoài ra, chúng còn ẩn chứa những nguy cơ bệnh lý nguy hiểm nếu mọc lệch, mọc ngầm… Trong những trường hợp như vậy, mọc răng khôn đau trong bao lâu là điều mà rất nhiều người thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.
Nhận biết răng khôn bằng cách đánh số răng
Để xác định vị trí và số thứ tự răng khôn bạn cần đến một mô hình hàm răng cụ thể.
Quy luật đánh số răng theo nha khoa bắt đầu từ hai chiếc răng cửa chính đi dần về hai bên hàm trái – phải, cụ thể như sau:
– Chiếc răng cửa chính bên phải là răng số 1
– Răng cửa phụ bên phải là răng số 2
– Răng nanh là bên phải là răng số 3
– Răng cối nhỏ bên phải đầu tiên (răng tiền hàm 1) là răng số 4
– Răng cối nhỏ bên phải tiếp theo (răng tiền hàm 2) là răng số 5
– Răng cối lớn bên phải đầu tiên (răng hàm lớn 1) là răng số 6
– Răng cối lớn bên phải tiếp theo (răng hàm lớn 2 – răng cấm) là răng số 7
– Răng cối lớn bên phải cuối cùng (răng hàm lớn 2 – răng khôn) là răng số 8.
Với các răng bên trái cũng đánh số tương tự như trên. Dựa vào cách đánh số này chúng ta có thể biết răng khôn là răng số mấy trên cung răng một cách dễ dàng.
Nhổ răng khôn có lợi gì?
Nếu trong trường hợp bạn được nha sĩ yêu cầu nhổ răng khôn, bạn sẽ tránh được những mối đe dọa sức khỏe. Tuy nhiên bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau:
Tình trạng sưng tấy: Là điều gần như là “hiển nhiên” với ai đã nhổ chiếc răng này, bạn phải chấp nhận điều này và theo thời gian những dấu hiệu này sẽ thuyên giảm. Bác sĩ sẽ kê cho bạn loại thuốc cần thiết và hướng dẫn bạn cách chườm lạnh bên ngoài để giảm sưng.
Dinh dưỡng: Nên ưu tiên những món ăn mềm, dễ nuốt vì với những món ăn cứng, dai sẽ gây cho bạn cảm giác đau đớn.
Chảy máu: Nếu bạn không bị chảy quá nhiều máu thì không đáng ngại vì sau khi nhổ răng bạn có thể bị rỉ máu trong những giờ đầu, càng về sau lượng máu càng ít.