Ê buốt chân răng là tình trạng đau nhức răng khi ăn đồ cay nóng, uống nước lạnh khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Vậy bệnh có nguy hiểm không? Cách khắc phục thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra lời giải đáp chính xác nhé!
Vì sao bị ê buốt chân răng?
Ê buốt chân răng chủ yếu là do lớp men răng bị mòn, lộ lớp ngà răng nhạy cảm phía trong, cụ thể nguyên nhân gây ê buốt chân răng như sau:
- Tụt nướu chân răng do chải răng không đúng cách, vôi răng bám nhiều dẫn đến viêm chân răng, viên nha chu lâu ngày nướu bị tụt gây ê buốt.
- Sử dụng nhiều đồ uống có tính axit cao như rượu bia, soda,...axits sẽ gây ra phản ứng hóa học dẫn đến mòn men răng và lộ ngà răng.
Ê buốt chân răng gây khó chịu khi ăn nhai*
- Răng bị sứt mẻ, răng sâu cũng làm cho lớp ngà răng nhạy cảm bị lộ ra dẫn đến ê buốt chân răng.
- Chải răng với kem đánh răng có độ mài mòn cao, chải mạnh và nhiều lần trong ngày làm răng bị tổn thương, mem răng bị mòn.
- Tẩy trắng răng hoặc đeo niềng răng được thực hiện tại nha khoa kém chất lượng, tay nghề bác sĩ yếu cũng làm bạn bị ê buốt chân răng.
- Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như nghiến răng khi ngủ, do tuổi tác cao răng sẽ nhạy cảm hơn.
Ê buốt chân răng có nguy hiểm không?
Tùy theo mức độ mà ê buốt chân răng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của Khách hàng. Bên cạnh không thể thoải mái thưởng thức những món ăn mà mình yêu thích, Khách hàng còn có nguy cơ bị biếng ăn. Đồng thời nếu bị ê buốt chân răng cùng thói quen nghiến răng khi ngủ thì Khách hàng cũng rất khó để ngủ ngon giấc. Từ đó, cơ thể Khách hàng sẽ dần bị suy nhược và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát.
Cần chăm sóc răng miệng đúng cách mỗi ngày*
Cách khắc phục ê buốt chân răng thế nào?
Nếu chưa thể đến nha khoa điều trị, bạn có thể áp dụng một số cách tự nhiên ngay tại nhà để khắc phục tình trạng ê buốt chân răng như:
Lá trà xanh
Giàu chất catechin, florua, axit tannic và các thành phần khác bổ trợ cho quá trình hình thành lớp men protein cứng bảo vệ cho răng. Axit tannic cũng làm giảm vai trò của các chất hòa tan canxi. Bạn có thể nhai một vài lá trà xanh trong 5 phút sau đó súc miệng lại, thực hiện ba lần một ngày triệu chứng ê buốt răng sẽ giảm đáng kể.
Tỏi
Chứa florua, alicin giúp lớp ngà răng được phục hồi và bảo vệ, chống lại kích thích từ bên ngoài như thức ăn lạnh, cay nóng. Hãy cắt lát tỏi sống để ngoài 5 phút, sau đó chà xát vào răng, lặp lại 3-4 lần trong ngày sẽ giảm ê buốt chân răng ngay.
Trên đây là những lời giải đáp của chúng tôi về vấn đề ê buốt chân răng và cách khắc phục. Mong rằng bài viết này đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức cùng kinh nghiệm hữu ích giúp cho quá trình chăm sóc và bảo vệ răng miệng tốt hơn.