Răng cấm có nên nhổ không? Chào bác sĩ nha khoa! Răng cấm của em bị sâu, gây đau nhức dữ dội, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của em. Vậy răng cấm sâu có nên nhổ bỏ không? Cách điều trị như thế nào hiệu quả? Mong bác sĩ tư vấn giúp em! ( Minh Hà- Quảng Ngãi)
Trả lời:
Chào bạn Minh Hà! Rất vui khi bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn của chúng tôi. Với câu hỏi răng cấm bị sâu có nên nhổ không? Bác sĩ nha khoa sẽ giải đáp qua bài viết dưới đây.
Răng cấm bị sâu gây đau nhức* |
Sâu răng cấm có nên nhổ không?
Răng cấm (răng số 6) là chiếc năng có vai trò quan trọng trong cung hàm, đảm nhận chức năng ăn nhai. Chính vì vậy, bác sĩ nha khoa khuyên bạn nên bảo tồn răng cấm, không nên nhổ nếu không cần thiết.
Vì đảm nhận chức năng ăn nhai, nên chiếc răng này rất dễ mắc phải các bệnh lý răng miệng nguy hiểm nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách. Trong đó phải kể đến là bệnh sâu răng. Sâu răng âm thầm phá vỡ cấu trúc răng, thường khi bệnh tiến triển ở mức độ nặng thì bạn mới phát hiện.
Vậy sâu răng cấm có nên nhổ không? Khi có dấu hiệu sâu răng cấm, bạn cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra và tư vấn phương pháp điều trị. Trong mọi trường hợp, nếu có thể, bác sĩ sẽ tìm cách bảo tồn răng cấm.
Cần bảo tồn răng cấm tối ưu* |
Nếu răng sâu ở mức độ nhẹ hoặc không quá nặng thì chỉ cần loại bỏ các mô răng bị sâu, sau đó tiến hành trám bít lỗ sâu, để ngăn không cho vi khuẩn tấn công trở lại. Trường hợp sâu răng đã ăn sâu vào tủy, gây viêm tủy thì cần loại bỏ tủy viêm, sau đó trám răng hoặc bọc răng sứ. Nhưng nếu răng cấm bị sâu ở mức độ nặng, răng bị vỡ miếng lớn, không thể bảo tồn được nữa thì buộc phải nhổ răng để tránh ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.
Trồng răng cấm bằng phương pháp nào?
Răng cấm mất đi sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong ăn nhai, thức ăn không được nghiền nát sẽ là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường tiêu hóa. Chính vì vậy, bạn cần phải trồng lại răng cấm bằng các phương pháp trồng răng giả hiện nay.
Cầu răng sứ, được xem là giải pháp phục hồi răng đã mất hiệu quả, chi phí hợp lý. Tuy nhiên, cần phải mài đi một phần răng thật của 2 chiếc răng bên cạnh răng cấm đã mất để làm trụ nâng đỡ cầu răng, ít nhiều xâm lấn răng thật. Về lâu dài, cầu răng sứ không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm.
Cấy ghép implant có thể ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm, tồn tại độc lập, tính thẩm mỹ và tuổi thọ cao. Tuy chi phí cao nhưng về lâu dài, đây là giải pháp tiết kiệm thời gian và chi phí.
Muốn biết cụ thể răng cấm có nên nhổ không trong trường hợp của bạn, hãy nhanh chóng đến ngay các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra và có phương pháp điều trị kịp thời.
TG: VT