Vì nằm sâu trong cung hàm nên việc chăm sóc vệ sinh răng miệng khi mọc răng số 8 cần phải được thực hiện kỹ lưỡng. Trường hợp răng mọc lệch, mọc ngang, đâm vào chân và thân răng kế cận, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tin xem nhiều: niềng răng bằng nhựa
Răng số 8 có nên nhổ không? |
Những biến chứng khi mọc răng số 8
Vì nằm sâu trong cung hàm nên việc chăm sóc vệ sinh răng miệng khi mọc răng số 8 cần phải được thực hiện kỹ lưỡng. Trường hợp răng mọc lệch, mọc ngang, đâm vào chân và thân răng kế cận, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Sâu răng: Răng khôn có bề mặt lớn, gồ ghề nên rất dễ bị bám thức ăn, tỏng khi đó, bàn chải thông thường không thể làm sạch hết mảng bám. Vì thế, đây chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây sâu răng.
- Viêm nhiễm: Răng khôn mọc rất dễ gây viêm nhiễm, sưng nướu.
- Hình thành các túi áp xe: Viêm nướu răng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào chân răng, hình thành các túi áp xe, đè nén dây thần kinh và gây hỏng răng.
- Ảnh hưởng răng số 7: Răng khôn mọc lệch thường có xu hướng đâm ngang vào thân hoặc chân răng số 7, gây tổn thương, hư tủy, mất răng số 7. Chính vì vậy nên lo lắng răng số 8 có nên nhổ không của người bệnh là điều dễ hiểu.
- Tổn thương các mô mềm: Răng khôn mọc đâm ngang chỉa vào má hoặc lưỡi gây tổn thương các mô mềm khi ăn nhai.
Răng số 8 có nên nhổ không?
Chính vì những tác hại, ảnh hưởng của răng số 8 nên hầu hết các trường hợp răng mọc sai đều được chỉ định nhổ bỏ. Không chỉ giúp loại bỏ biến chứng mà còn bảo vệ sức khỏe của người bệnh. Răng số 8 được giữ lại chỉ khi răng mọc thẳng, không gây hại đến răng miệng, không viêm nhiễm và sưng nhức. Hoặc một số trường hợp như:
- Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, sự thay đổi của cơ thể cùng hàm lượng canxi của mẹ bị thiếu hụt. Do đó, việc nhổ răng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Không những thế, khi mang thai, không thể dùng thuốc giảm đau và kháng sinh nên việc nhổ răng số 8 sẽ gặp khó khăn.
- Răng khôn có liên quan đến các bộ phận khác: Răng khôn không thể nhổ bỏ nếu có liên quan đến các cấu trúc giải phẫu quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh...
- Những người vừa mới ốm nặng: Người vừa mới ốm có hệ miễn dịch kém và khả năng đông máu thấp hơn bình thường nên dễ gặp biến chứng sau khi nhổ răng.
- Đang mắc một số bệnh lý: Như tim mạch, tiểu đường, rối loạn máu đông,…cũng không được nhổ răng số 8.
Nhổ răng số 8 là tiểu phẫu đơn giản, vì vậy, nếu bạn không nằm trong các trường hợp trên thì nên đến ngay nha khoa để thăm khám và nhổ răng. Hãy chọn nha khoa đáng tin cậy để không còn băn khoăn răng số 8 có nên nhổ không nữa.
Bài viết được trích nguồn tại: https://thongtinniengrang.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578
TG: VT