Có nên lấy cao răng cho trẻ em là câu hỏi được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Cao răng là những mảng bám thức ăn dính lâu ngày trên hàm răng mà không được làm sạch kỹ càng. Lâu dần chúng hình thành nên các mảng vôi răng gây không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây nên một số bệnh răng miệng. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé.
Có nên lấy cao răng cho trẻ em 10 tuổi không?
Thường vấn đề chăm sóc răng miệng ở trẻ em không được bố mẹ chú ý. Chính điều này khiến nhiều trẻ em dù còn nhỏ nhưng đã mắc phải một số bệnh nha chu nguy hiểm. Vậy có nên lấy cao răng cho trẻ không?
Cao răng có chứa thành phần carbonat, phosphate, mảnh vụn thức ăn, các khoáng chất trong môi trường miệng và xác tế bào biểu mô. Nguy hại hơn, cao răng còn là nơi lắng đọng sắt của huyết thanh trong máu và nước bọt. Lâu ngày những tích tụ này có thể hình thành nhiều bệnh răng miệng nghiêm trọng.
Có nên lấy cao răng không*
Bệnh viêm nướu: Các vi khuẩn gây hại có trong cao răng gây ra viêm nướu, phản ứng viêm sẽ làm tiêu xương ổ răng, gây tụt nướu, làm dài thân răng. Khi đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy ê buốt khó chịu khi ăn uống, răng dễ bị lung lay và xương bị tiêu nhanh hơn.
Bệnh nha chu: Những bệnh liên quan đến răng miệng hay các tổ chức quanh răng được gây ra do vi khuẩn. Cao răng chính là nguyên nhân khiến mắc phải các căn bệnh như hôi miệng, chảy máu chân răng, ê buốt hay răng bị lung lay.
Bệnh niêm mạc miệng: Cao răng chính là nguyên nhân khiến người bệnh dễ bị niêm mạc miệng, lỡ miệng hay thậm chí nặng hơn là mắc phải các bệnh về mũi, họng và tim.
Hướng dẫn cách phòng tránh cao răng cho trẻ
Cao răng thực chất là do vụn thức ăn không được làm sạch bám vào kẽ răng, chân răng, khi kết hợp với muối vô cơ sẽ bị vôi hóa tạo thành. Chính vì vậy, để không phải lo lắng vấn đề có nên lấy cao răng không, bạn có thể phòng ngừa cao răng cho trẻ bằng cách:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: dùng bàn chải lông mềm đánh răng và lựa chọn kem đánh răng có chứa fluoride 2-3 lần/ngày.
- Súc miệng bằng nước muối để bảo vệ răng miệng hiệu quả, nước muối giúp diệt khuẩn gây hại trong khoang miệng đồng thời mang lại hơi thở thơm mát.
- Kết hợp dùng chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn mảng bám thức ăn giắt trong kẽ răng mà bàn chải không làm sạch được.
Nên hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng từ khi còn nhỏ*
- Sau mỗi bữa ăn nên tráng miệng bằng các loại quả có chức năng làm sạch răng như táo, cà rốt,...Hạn chế sử dụng thực phẩm chưa nhiều đường như kẹo, bánh, nước ngọt,...
- Thực hiện lấy cao răng định kỳ 6 tháng-1 năm/lần để ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng cũng như phát hiện kịp thời các vấn đề về răng để chữa trị kịp thời.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề có nên lấy cao răng cho trẻ không mà bạn thắc mắc. Mong rằng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức cùng kinh nghiệm hữu ích giúp chăm sóc và bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng của mình. Bên cạnh đó, đừng quên tìm cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện lấy cao răng an toàn nhé.